Các mục tiêu phát triển bền vững của Pun Coffee giai đoạn 2025-2030

Pun Coffee là một trong những doanh nghiệp SIB ((Social Impact Business – SIB) đầu tiên của tỉnh Quảng Trị thực hiện chương trình tạo tác động ngay từ khi mới thành lập năm 2019 đến nay, Giai đoạn đầu tiên chúng tôi chưa hề có khái niệm tạo tác động xã hội là gì cả, chỉ đơn giản suy nghĩ rằng sống xung quanh chúng tôi là những người đồng bào thiểu số còn đói khổ, thất học, tảo hôn…. thì những con người có trình độ học thức nên làm điều gì đó góp phần xây dựng địa phương mình sống.

Hướng Phùng là xã biên giới đặc biệt khó khăn, sau hơn 1 năm thành lập, chúng tôi đón nhận thiệt hại thiên tai bão lũ năm 2020 khiến cho nhiều chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, trước những mất mát đau thương này, chúng tôi cố gắng nổ lực nhiều hơn các hoạt động tạo tác động của mình.

Chúng tôi phân tích đâu là thế mạnh của doanh nghiệp và thế mạnh đặc tính địa phương sinh sống, đâu là điểm yếu gây ảnh hưởng đến các mục tiêu hoạt động và từ đó khoanh vùng lại thực hiện các mục tiêu có hiệu quả hơn.

  1. SDG2 – Không còn nạn đói.

Mục tiêu này nhắm tới:

  • Đảm bảo mọi người, đặc biệt là người nghèo, tiếp cận được thực phẩm an toàn, bổ dưỡng quanh năm.

  • Xóa đói và cải thiện sinh kế nông nghiệp.

  • Tăng năng suất và thu nhập của nông hộ nhỏ, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng xa – như Hướng Phùng, Quảng Trị.

  • Khuyến khích nông nghiệp bền vững, đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu.

     

    Chi tra tiền thu mua nguyên liệu quả cà phê cho người nông dân tại Pun Coffee
    Hoạt động Tác động đến SDG2 & Tiêu thụ có trách nhiệm Cách triển khai cụ thể
    1. Minh bạch chuỗi cung ứng Tăng lòng tin, khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm Ghi rõ vùng nguyên liệu, ngày hái, phương pháp sơ chế trên bao bì
    2. Giá thu mua công bằng cho nông dân Tăng thu nhập nông hộ Xây dựng hợp đồng mua bao tiêu minh bạch, ổn định giá mùa vụ
    3. Khuyến khích canh tác hữu cơ – tái sinh Hướng tới nông nghiệp bền vững Hỗ trợ nông dân đào tạo, bao tiêu cà phê hữu cơ, lên men tự nhiên

Có lẻ với nhiều người trong chúng ta vẫn luôn nghĩ sống ở thời đại này mà nạn đói vẫn còn là điều rất khó hình dung, nhưng thưc tế tại địa phương chúng tôi vẫn còn nhiều tình trạng đói nghèo diễn ra, với nhiều lí do khác nhau. Lợi thế địa phương chính là cây cà phê cây kinh tế chủ đạo, nhưng nhiều năm liền cây cà phê lại bị phục thuộc giá chi phối thị trường, chính vì vậy để làm chủ được sinh kế nâng cao thu nhập thì giá trị hạt cà phê phải gia tăng. Năm 2020 cũng chính là năm Pun Coffee chuyển mình từ sản xuất cà phê sạch, cà phê chất lượng cao sang cà phê đặc sản. Giá thu mua cà phê nguyên liệu quả tươi cao hơn giá thị trường 5000đ/kg. Theo dõi quản lý được sản lượng và giá bán ra cho các nông hộ. Thực hiện kí hợp đồng liên kết thu mua quả cà phê tươi và trên cơ sở đó công ty có những chính sách hỗ trợ phân bón, cây giống.

Từ năm 2020 đến nay, nhiều nông hộ liên kết với Pun Coffee đã thực hiện được thoát nghèo, xóa nhà tạm, công việc làm ổn định…những con số biết nói đã tạo động lực cho Pun Coffe nỗ lực nhiều hơn trong việc xóa đói theo đúng tinh thần mục tiêu SDG2

2. Tài nguyên thiên nhiên: Hành động vì mục tiêu SDG 13 và SDG 15

Mục tiêu Tên đầy đủ Nội dung chính
SDG 13 Hành động vì khí hậu (Climate Action) Giảm phát thải CO₂, thích ứng BĐKH, nâng cao khả năng chống chịu cộng đồng
SDG 15 Bảo tồn hệ sinh thái đất liền (Life on Land) Chống suy thoái đất, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi rừng

 Sau đại dịch Covid 19 có lẻ chúng ta mới nhận ra một điều, cuộc sống này có thể thiếu ăn một chút thiếu mặt một chút, nhưng không thể thiếu thở một chút nào, oxi trở nên quý hơn bao giờ hết, chúng ta sử dụng oxi một cách miễn phí, và tự hưởng không cần trả ơn hồi đáp. Chúng ta phát thải khí nhà kính, góp phần tiêu hủy Oxi và đã đến lúc chúng ta phải có trách nhiệm góp phần phục hồi, phát triển nguồn oxi bằng những hành động thiết thực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xác định trách nhiệm lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu tác động từ nhỏ đến lớn, phù hợp với doanh nghiệp. Nhưng chúng ta phải hành động, không thể đứng ngoài cuộc việc bảo vệ môi trường hành động vì tự nhiên.

                                                                 

Cà phê không chỉ là sản phẩm nông nghiệp – mà còn là một tác nhân môi trường:

  • Nếu canh tác theo lối mono-crop, phân hóa học, chặt rừng, sẽ gây hủy hoại đất và phát thải cao.

  • Nhưng nếu canh tác hữu cơ, tái sinh, xen canh cây bản địa, sẽ giúp giữ rừng, cải tạo đất và hấp thụ carbon.

    Bón phân vi sinh ủ từ vỏ cà phê và rác thải nông nghiệp chăm sóc vườn cà phê

SDG 13 – Hành động khí hậu

Hành động cụ thể Tác động Cách triển khai tại Quảng Trị
1. Chuyển sang năng lượng tái tạo trong sản xuất Giảm phát thải CO₂ Sử dụng máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện
2. Đo đạc và giảm “dấu chân carbon” của sản phẩm Đo lường & kiểm soát khí thải Sử dụng công cụ đo CO₂eq trên mỗi 1kg cà phê thành phẩm
3. Trồng rừng xen canh – agroforestry Hấp thụ CO₂, chống xói mòn Trồng cây bản địa xen cà phê: keo, mít, chuối rừng
4. Tái sử dụng phụ phẩm làm nhiên liệu – phân bón Giảm khí thải từ phân hóa học Ủ phân từ vỏ, bã cà phê – dùng thay NPK
5. Giáo dục người tiêu dùng về cà phê “thân thiện khí hậu” Tạo cầu tiêu dùng có trách nhiệm Gắn nhãn “Climate-resilient Coffee” cho sản phẩm Pun Coffee

SDG 15 – Hệ sinh thái đất liền

Hành động cụ thể Tác động Cách triển khai tại Quảng Trị
1. Không chặt phá rừng để mở rộng diện tích Bảo tồn đa dạng sinh học Ưu tiên cải tạo đất cũ, không xâm lấn đất rừng
2. Canh tác hữu cơ, không hóa chất độc hại Bảo vệ đất và vi sinh vật Cấm sử dụng glyphosate, ưu tiên phân hữu cơ
3. Khôi phục đất thoái hóa Phục hồi chức năng đất Trồng cây phủ đất, sử dụng đệm lót sinh học trong canh tác
4. Theo dõi sức khỏe đất và đa dạng sinh học Kiểm soát tác động lâu dài Phối hợp với các tổ chức bảo tồn: đo lường chỉ số sống của đất (soil vitality index)
5. Tạo “vùng cà phê sinh thái” Bảo vệ động thực vật bản địa Chọn giống cà phê bản địa, xen cây che bóng tự nhiên
 
Thực hiện đa dạng sinh học trong vườn cà phê bằng cách tạo thêm cây che bóng

Tích hợp mục tiêu SDG 13 & 15 vào sản phẩm và thương hiệu

Hoạt động Hiệu quả
Gắn logo SDG lên bao bì (13 & 15) Tăng nhận thức và giá trị thương hiệu
Truyền thông: “Mỗi ly cà phê – giảm 200g CO₂” Truyền cảm hứng tiêu dùng có trách nhiệm
Tổ chức workshop: Cà phê & Rừng Kết nối với cộng đồng, truyền thông xanh
Tham gia các giải thưởng bền vững Gây dựng uy tín trên thị trường quốc tế

 

3. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm SDG12

Chủ đề hành động Ý nghĩa với SDG 12 Ứng dụng tại doanh nghiệp cà phê miền núi
1. Sản xuất bền vững Giảm tiêu hao năng lượng, nước, hóa chất Chuyển sang sơ chế bằng năng lượng tái tạo, sử dụng nước tái tuần hoàn, ưu tiên lên men tự nhiên
2. Bao bì bền vững Giảm rác thải nhựa & khó phân hủy Dùng túi kraft, bao bì compostable, khuyến khích refill – in rõ hướng dẫn tái chế
3. Minh bạch & truy xuất nguồn gốc Cho phép người tiêu dùng chọn lựa đạo đức Ghi rõ vùng trồng, nông hộ sản xuất, ngày thu hoạch, phương pháp chế biến trên bao bì
4. Chống lãng phí thực phẩm Tối ưu tài nguyên Phát triển các sản phẩm từ phụ phẩm cà phê: cascara (trà vỏ), viên phân ủ từ bã
5. Giáo dục người tiêu dùng Tạo hành vi tiêu dùng có trách nhiệm Truyền thông về “ly cà phê bền vững”, workshop chia sẻ với khách hàng tại quán
6. Thu hồi & tái sử dụng Kéo dài vòng đời sản phẩm Khuyến khích khách mang bình cá nhân, phát động chiến dịch đổi vỏ cà phê lấy quà tặng địa phương
7. Lựa chọn nhà cung ứng có đạo đức Gắn kết chuỗi giá trị bền vững Ưu tiên hợp tác với nông hộ, HTX áp dụng canh tác hữu cơ, không bóc lột lao động
8. Truyền thông về cam kết SDG 12 Nâng nhận thức cộng đồng & thị trường Gắn thông điệp SDG12 vào bao bì, brochure, website, gian hàng tại hội chợ

Từ năm 2025 Pun Coffee đã bắt đầu sử dụng bao bì tái chế đựng cà phê, và có hướng dẫn truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Pun Coffee thực hiện truy xuất nguồn gốc cà phê rõ ràng, liên kết với HTX Bru Vân Kiều xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn đạt chững nhận hữu cơ Việt Nam.

Hoạt động trồng cây cùng đồng bào thiểu số Vân Kiều

4. SDG 5

SDG 5 hướng đến xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, tăng cường quyền kinh tế, xã hội và chính trị của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Ý nghĩa khi doanh nghiệp bạn thực hiện SDG 5

Tác động Ý nghĩa thực tế
🎉 Tăng cơ hội thoát nghèo Phụ nữ có thu nhập ổn định → cải thiện đời sống gia đình
🌱 Nâng vai trò phụ nữ trong cộng đồng Giúp chị em tự tin, có tiếng nói trong quyết định kinh tế – xã hội
🤝 Xây dựng thương hiệu đạo đức – nhân văn Khách hàng ngày nay rất ủng hộ các thương hiệu “trao quyền cho phụ nữ”
🌍 Đủ điều kiện kết nối với tổ chức phát triển, quỹ tài trợ quốc tế Nhiều tổ chức chỉ hỗ trợ doanh nghiệp có tác động xã hội rõ ràng đến phụ nữ

“Pun Coffee ly cà phê vì  Phụ nữ Vân Kiều”

Bạn có thể xây dựng một bộ cam kết như sau (đưa lên tường xưởng, website, bao bì):

Chúng tôi cam kết:

  • 70% nhân sự là phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.

  • Mỗi năm đào tạo kỹ năng mới cho ít nhất 05 phụ nữ.

  • Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ra quyết định trong doanh nghiệp.

  • Mỗi ly cà phê bán ra góp phần giúp 1 người phụ nữ địa phương tiến gần hơn đến cuộc sống bền vững.

Là doanh nghiệp nhỏ nằm ở vùng biên giới Việt Lào tỉnh Quảng Trị, chúng tôi hiểu rằng nơi chúng tôi đang làm việc và sinh sống cần rất nhiều hỗ trợ, nhưng mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp tại địa phương ý thức mình cần làm gì để góp phần nâng cao sinh kế, nhận thức cho người đồng bào thiểu số địa phương cũng như môi trường xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *