Cà phê đã gây ô nhiễm như thế nào đối với trái đất chúng ta

Con số 2 tỷ ly cà phê được tiêu thụ mỗi ngày đã nói lên được sức mạnh cà phê đối với kinh tế thị trường như thế nào và đây là mặt hàng xếp sau dầu mỏ. Cà phê đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống, vậy bạn đã bao giờ dừng lại để nghĩ về tác động của loại đồ uống được yêu thích nhất thế giới này đối với hành tinh của chúng ta chưa ?

Tác động môi trường trong canh tác cà phê:

Ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng đang đối diện với vấn đề ô nhiễm trầm trọng trong canh tác . Việc sử dụng phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của nông phẩm, tuy nhiên việc lạm dụng phân bón hoá học, ít sử dụng phân vi sinh hữu cơ, thiếu kiến thức về kỹ thuật bón phân, khiến cho đất bị chua, giảm dinh dưỡng, kết cấu đất lỏng lẻo, dễ bị sạc lỡ và rửa trôi. Song song việc sử dụng phân bón, thì thuốc bảo vệ thực vật hoá chất được sử dụng vô tội vạ tràn lan, khiến cho một số vi vật sâu bệnh miễn nhiễm và kháng thuốc, vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Chưa kể lượng lớn các chất thải rắn vỏ bao bì chai nhựa lọ chứa đựng thuốc được vứt lung tung, và người dân vẫn còn chọn lựa thuốc có giá thành rẻ,cực độc để sử dụng…làm cho toàn bộ hệ sinh thái bị đe doạ và triệt tiêu.

Trong lịch sử, hạt cà phê đã phát triển trong các hệ sinh thái vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, mang đến môi trường sống độc đáo cho động vật, côn trùng và các loài thực vật khác. Nhưng với sự gia tăng nhu cầu về hạt cà phê dẫn đến nhu cầu phá rừng và loại bỏ các cây khác trong vùng lân cận để trồng cà phê diễn ra mấy mươi năm qua. Việc canh tác độc canh diễn ra bởi trước đó các công bố nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng cà phê trồng dưới nắng cho năng suất cao nhất, nhưng thực tế ngược lại làm mất đi sự đa dạng của thực vật vốn là nơi hỗ trợ của một loạt côn trùng và động vật. Và thực tế mấy năm qua việc độc canh cây cà phê đã tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học của khu vực và gây ra các tác hại khác về môi trường. Cà phê trồng ngoài trời cho kết quả ngắn hạn nhưng gây hại cho môi trường về lâu dài.

Chế biến cà phê

Ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê.

Nếu vùng nguyên liệu đã 1 phần nào đó tác động đến tình trạng ô nhiễm của ngành cà phê thì chế biến cà phê còn góp phần đẩy cao vấn đề ô nhiễm đó lên bước mới. Nói không xa lạ đâu cả, ngay tại xã Hướng Phùng, khi mà vào mùa chế biến cà phê, các đống vỏ cà phê thải ra môi trường sộc thẳng lên mùi hôi chua khó chịu, thì lượng nước thải được các nhà máy xả thẳng về suối khiến các dòng suối đen quánh khi vào mùa cà phê.

Việc các nhà máy lớn luồn lách tìm cách xả chất thải ra sông, suối gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống nước, giết chết động vật hoang dã và làm xáo trộn hệ sinh thái. Các tác động sinh thái do việc thải các chất ô nhiễm hữu cơ từ các nhà máy chế biến gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa hệ thống nước và cướp đi lượng oxy thiết yếu của thực vật thủy sinh và động vật hoang dã. Không có gì đáng ngạc nhiên, cũng có một lượng lớn chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất cà phê. Những quả cà phê được hái, tách lấy nước (nghĩa là lớp cùi bên ngoài được loại bỏ khỏi quả cà phê), lên men và để lại hạt cà phê. Theo các nghiên cứu liên quan, quá trình tách hạt cà phê ra khỏi quả cà phê tạo ra một lượng lớn chất thải dưới dạng bột giấy, chất còn sót lại và giấy da. Trên thực tế, trong khoảng thời gian 6 tháng, người ta ước tính rằng việc chế biến 547.000 tấn cà phê ở Trung Mỹ đã tạo ra 1,1 triệu tấn bã cà phê và làm ô nhiễm 110.000 mét khối nước mỗi ngày. Chất thải dư thừa này gây hại cho đất và nguồn nước vì bã cà phê thường được đổ xuống suối, làm suy thoái nghiêm trọng các hệ thống vi sinh vật, thực vật liên quan và kề cận sông suối

Hoạt động chế biến rang xay tiêu thụ cà phê

Quá trình rang có thể tạo ra khí thải nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide và carbon monoxide. Trong khi một số máy rang cà phê hiện đại hiện nay bao gồm các hệ thống tái chế không khí tích hợp, các mô hình cũ hơn thường thải các loại khí này vào khí quyển.  Cùng với lượng khí thải carbon và các loại khí độc hại khác được giải phóng như một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu trong máy rang, quá trình rang cà phê cũng tạo ra khói và các hạt có hại khác. Những khí thải này có thể gây nguy hiểm cho những người vận hành hoặc làm việc gần lò rang, cũng như góp phần gây ô nhiễm khí nhà kính.

Khối lượng chất thải do các quán cà phê thải ra (đặc biệt là cốc dùng một lần) tương đối nhiều. Mặc dù đã có cách thức sử dụng ly tái chế hay các chất liệu khác như thủy tinh hay gốm sứ,… nhưng có vẻ nó đã không hoạt động hiệu quả. Do vậy, lượng chất thải không được giảm thiểu đáng kể. Chúng có thể mất hàng trăm năm để phân hủy hệt như một quả bom nổ chậm với môi trường.

Nếu nói thế giới này dừng sử dụng cà phê thì đúng là câu chuyện không thể xảy ra, nhưng làm thế nào để hạn chế được tình trạng ô nhiễm từ ly cà phê đó là vấn đề không chỉ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê bền vững tham gia mà còn liên quan đến chính phủ, tổ chức…nữa. 

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Ngọc Trâm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *