Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cà phê chè

Cây cà phê thiếu dinh dưỡng sẽ cho ra loại cà phê chất lượng kém, năng suất thấp. Nhận biết được tình trạng thiếu dinh dưỡng của cây cà phê từ đó đưa ra phương thức chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cây. Và quan trọng nhất là người nông dân nên biết và nhận diện được các triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây cà phê.

1. Cây cà phê thiếu đạm

Thiếu đạm cây cà phê có biểu hiện vàng lá, ban đầu lá vàng một nữa rồi sau đó lá vàng lan rộng ra toàn bộ lá. Ban đầu các lá  già váng trước sau đó là các lá non, hiện tượng thiếu đạm sẽ khiến cho cây cằn cỗi đi hạn chế mọc chồi non cành kém phát triển cho trái nhỏ và năng suất giảm hẳn.

2. Cây cà phê thiếu lân

Cà phê khi thiếu lân sẽ xuất hiện các mảng màu đỏ rồi chuyển màu sang tím và sau đó lan rộng toàn bộ khắp bề mặt lá. Thiếu lân chồi cây kém phát triển cây ra hoa ít và trái cũng ít theo năng suất kém hẳn đi

Cây cà phê thiếu lân

3. Thiếu Kali

Lá già sẽ bị vàng ngay từ mép lá vào bên trong, sau đó lá khô lại rồi rụng hàng loạt, lá rụng nhiều vào giai đoạn cây nuôi trái. Thiếu phân K trái không được to, nhân nhỏ và lép nhiều hiện tượng rụng trái nhiều hơn bình thường khiến năng suất giảm hẳn.

Cây cà phê thiếu Kali

4. Thiếu Magie

Thiếu Magie sẽ làm cho lá xuất hiện các đốm vàng và dần dần lan tỏa ra khắp toàn bộ lá làm cây phát triển kém đi năng suất giảm. Ở những vùng đất chua có chứa nhiệt boxit cây thường có biểu hiện này.

Cây cà phê thiếu Magie

5. Thiếu Canxi

Cà phê thiếu canxi lá có biểu hiện màu vàng trắng, phần chóp lá cong lại nhưng không đều vào phần bên trong. Cây thiếu canxi lá rất mỏng dễ bị rách thân cành có dấu hiệu nứt quả, những vườn cà phê bón vôi ít, đất chua và đất dốc cây thường thiếu canxi khiến cho năng suất giảm mạnh.

Cây cà phê thiếu canxi

6. Thiếu lưu huỳnh

Lá non phần ngọn mỏng và chuyển vàng là biểu hiện của tình trạng thiếu lưu huỳnh. Cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản thường mắc phải và cà phê giai đoạn kinh doanh thì ít có biểu hiện thiếu lưu huỳnh hơn.

Cây cà phê thiếu lưu huỳnh

7. Thiếu Bo

Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các bộ phận non của cây.

– Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô.

– Chồi non bị teo dần và chết, lá đọt rất nhỏ và khô dần từ mép.

– Tỷ lệ đậu trái thấp và tình trạng rụng trái non rất nhiều làm năng suất và chất lượng đều giảm.

– Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống quả.

– Cành không phát triển được, lá rụng nhiều chỉ còn lại cành mang ít trái, trơ trụi.

8. Thiếu Mangan (Mn)

Lá non chuyển mài vàng trắng gân có màu xanh mờ, kích thước lá nhỏ cây kém phát triển và cho năng suất thấp.

9. Thiếu đồng (Cu)

Cây còi cọc và pháp triển kém dễ bị sâu bệnh tấn công do không có sức đề kháng. Cành non suy yếu và bị teo dần đi.

10. Thiếu sắt (Fe)

Lá đọt cà phê chuyển sang màu trắng các lá già bên dưới vẫn xanh bình thường đây chính là hiện tượng thiếu sắt. Hiện tượng này khá hiếm nhưng vẫn có ở những vườn bón thừa vôi là lân.

Trên đây là những tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở cây cà phê, tuy nhiên không phải thấy hiện tượng cây thiếu gì mà bổ sung ngay thành phần đâng thiếu, mà người nông dân cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng cây không hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tại Hướng Phùng, nếu bà con cần hỗ trợ về việc canh tác chăm sóc cây cà phê cách hiệu quả, liên hệ Pun Coffee chúng tôi kết nối bà con với tổ chức GCP (Global coffee platform) để được tư vấn một cách cụ thể nhất, giúp bà con nâng cao chất lượng sản xuất, năng suất với cây cà phê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *