Kiến thức thiết lập mô hình cà phê vườn rừng

Ý nghĩa của việc xây dựng cà phê vườn rừng theo mô hình nông lâm kết hợp:

  • Đa dạng các nguồn thu nhập cho bà con từ các loại cây trồng trong vườn như cây ăn quả, cây cà phê, các loại cây ngắn ngày như cỏ chăn nuôi, thảo dược, các loại cây dài ngày như cây lâm nghiệp.
  • Mô hình nông lâm kết hợp có tác dụng ngăn chặn đất xói mòn, giảm thiểu các tác hại của điều kiện thời tiết bất lợi, biến đổi khí hậu

Các cây lồng ghép: cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây cà phê và cây ngắn ngày,

Cây lâm nghiệp là loại cây phát triển tầng cao nhất, che bóng cho cây cà phê và các loại cây trồng khác bên dưới. Đây là cây thu nhập dài hạn sau 13-15 năm các loại cây chọn như sưa đỏ, muồng đen, dỗi nếp)

Cây ăn quả cho thu nhập từ sau 3 năm (bà con nông dân nên chọn cây trồng có giá trị kinh tế ổn định và phù hợp điều kiện thổ nhưỡng vùng Hướng Phùng như vải, nhãn, đào, mận, mơ…)

Cây cà phê thu hoạch sau 3 năm, và hiện nay quy hoạch mô hình trên vườn cà phê có sẵn

  • Thiết kế mô hình nông lâm kết hợp

Mô hình nông lâm kết hợp được thiết kế với sự tham gia của nhiều thành phần cây trồng khác nhau như cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

Cây lâm nghiệp và cây ăn quả được trồng xen kẽ, hàng cách hàng 10m, trong hàng cây lâm nghiệp các cây trồng cách nhau 2m, trong hàng cây ăn quả các cây trồng cách nhau 4-5m.

Băng cỏ phục vụ chăn nuôi được trồng theo hàng kép, dưới hàng cây lâm nghiệp và cây ăn quả với khoản cách 1m, khoản cách giữ 2 khóm cỏ trong hàng 0.3m, khoản cách giữa 2 hàng cỏ là 0.5m

3-4 hàng cà phê được trồng xen giữa hàng cây lâm nghiệp và cây ăn quả, hàng cà phê cách nhau 2m, cây cách cây 1,4m

Đỗ tương/ thảo dược được giao trên phạm vi đất trồng giữa các hàng cây trong những năm đầu tiên

Cà phê vườn rừng
  • Kỹ thuật trồng các loại cây trong mô hình
  1. Cây ăn quả:

Đào hố: Kích thước hố (chiều dài, rộng sâu): 50-60 và chia đất thành 2 lớp, lớp đất tốt trên bề mặt để riêng sang 1 bên, lớp đất xấu vàng bên dưới để qua 1 bên phía đối diện.

Bón phân lót: Sau khi đào hố xong chúng ta tiến hành bón lót với phân vi sinh từ vỏ cà phê, bà con nên cho thêm 0.5kg vôi vào để vôi giúp cải tạo đất chua, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có sẵn trong đất hoặc trong phân vi sinh, sau đó tiến hành lấy lớp đất mặt cho xuống hố và tiến hành đảo các nguyên liệu có trong hố. Sau đó cho lớp đất vàng xấu bên dưới  phủ lên, lấp đầy hố và tiến hành cắm cây làm dấu hiệu

Việc bón lót, trộn phân lấp hố nên được tiến hành trước 30 khi trồng cây khoản 30 ngày, để phân hữu cơ hoai mục hết và lớp đất trong hố định vị cấu trúc đất.

Trồng cây: Sau khi ủ phân và đất 30 ngày chúng ta trồng cây, trước khi tiến hành trồng cây bà con dùng xẻng sẽ đất mặt xung quanh hố tạo thành bốn trũng, và tiến hành moi hố đất nhỏ ở giữa, sâu hơn 1.5 lần so với bầu cây của mình, đặt cây trong hố (trước khi đặt cây trong hố chúng ta cẩn thận xe lớp bọc bầu cây tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cây), sau đó dùng lớp đất mịn phủ lên bầu cây nhẹ nhàng ấn xung quanh để định vị cây (lưu ý không ấn xát bầu sẽ làm vỡ bầu) cuối cùng lấy đất lấp kín mặt bầu, độ sâu lấp kín mặt bầu 1->1.5cm. Trên sườn đồi nhiều gió, để tránh cây bị lung lay chúng ta nên cắm 1 cái cọc bên cạnh buộc dây giữ định vị cây.

Lưu ý: Bà con nên dùng rơm rạ, hoặc cây cỏ khô phủ xung quanh để giữ ẩm cho đất, tránh bị xói mòn

  1. Cây lâm nghiệp ( cây sưa đỏ/muồng đen/ giỗi)

Đối với hố cây lâm nghiệp kích thước chiều dài, rộng sâu: 30cm. Tương tự cây ăn quả, hố trồng cây lâm nghiệp chia đất làm 2 phần phần mặt đất tốt chúng ta cho qua 1 bên và phần đất xấu chúng ta cho qua 1 bên.

Bón phân lót hữu cơ: Sau khi đào hố chúng ta tiến hành cho phân bón lót vào hố, chúng ta cho phân hữu cơ vi sinh vỏ cà phê 3kg, hoặc cỏ dại, rơm rạ chúng ta cho vào hố ủ phân xanh, trong trường hợp đất xấu chúng ta bổ sung thêm 0.5kg NPK 5-10-3 và tiến hành cho lớp đất bề mặt vào đảo đều và lấp hố bằng đất xấu/ Chúng ta nên tiến hành lấp hố trước 20-30 ngày trước khi trồng.

Trồng cây: Bà con dùng cuốc hay xẻng sẽ đất bề mặt xung quanh hố tạo thành bồn trũng, đất sẽ thành hố tấp vào giữa miệng hố. Sau đó dùng cuốc/xẻng cuốc giữa miệng hố một lỗ sâu hơn bầu 1 chút, sau đó đặt bầu xuống, xé bao và cẩn thận làm bể bầu đất,  vuôn phần đất mịn xung quanh bầu, sau đó ấn nhẹ xung quanh bầu tránh làm bể bầu.

  1. Cây cà phê

Đào hố với cây cà phê chúng ta đào hố chiều dài chiều rộng/sâu: 40*40, tương tự đào cây ăn quả và cây lâm nghiệp, chúng ta đào ½ lớp đất bề mặt để qua bên và đất xấu qua bên.

Bón lót cây cà phê: 3-5 lạng vôi bột (vôi bột có tác dụng xử lý độ chua và tác nhân gây hại cho đất), 3-5kg phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ, 3 lạng NPK bón lót, sau khi bón lót xong chúng ta tiến hành cho đất mặt xuống trộn đều và tiến hành thời gian trước khi trồng cây 25-30 ngày.

Trồng cây: Trước khi tiến hành trồng cây, thực hiện việc phá thành hố dồn hết lớp đất mặt vào trong hố. Sau đó dùng cuốc moi hố, sâu hơn bầu cây cà phê, xé bỏ vỏ bầu tránh làm vỡ bầu, rồi cho cây cà phê vào trong hố, ấn nhẹ xung quanh, đảm bảo việc ấn đất không gây vỡ bầu.

  1. Trồng thảo dược hoặc cỏ chăn nuôi:

Các băng cỏ kép hoặc thảo dược trồng dưới cây lâu năm, khoản cách từ hàng cỏ đầu tiên đến cây lâu năm từ 0.7-1m tuy nhiên, cây lâu năm ở đây chúng ta chọn là cây sưa đỏ/ muồng đen nên hàng cỏ/thảo dược đầu tiên nên cách cây lâu năm 1m, hàng thảo dược thứ 2 cách hàng đầu 0.5m, khoản cách các khóm cỏ trồng trong cùng hàng cỏ là 25-30cm. Khi trồng cỏ, bà con có thể rạch hàng theo băng, hoặc cuốc thành từng hố theo đường đồng mức dưới cây lâu năm.

  1. Kỹ thuật trồng cây đỗ tương/ đỗ xanh.

Trong giai đoạn kiến thiết mô hình, năm thứ nhất thứ 2 khi các loại cây lâu năm, cây ăn quả chưa khép táng thì nông hộ nên trồng xen thêm các loại cây ngắn ngày, để tăng thêm thu nhập hàng năm. Một số loại cây được dự án khuyến cáo là các loại cây họ đậu, như cây đậu tương, lạc, đậu xanh.

  • Kỹ thuật bón phân chăm sóc cây trồng trong vườn mô hình:

Cây ăn quả:

Hàng năm bà con nông hộ tiến hành bón bổ sung phân, cho cây nhãn, vải…các loại phân như phân hữu cơ, và thực hiện bón phân từ 3-4 lần/ năm. Lần đầu tiên là đầu vụ mưa trong tháng 4-5, lần thứ 2 giữa vụ mưa và lần thứ 3 sau khi thu hoạch quả xong.

Khi tiến hành bón chúng ta cuốc rãnh xung quanh táng cây theo hình chiếu của táng cây, sâu khoản 20-25cm, sau đó rãi đều phân vào trong rãnh, và tiến hành lấp đất che phủ phân ở trong rãnh. Đối với đất quá dốc, chúng ta cuốc rãnh ở phần xung quanh hoặc quá nữa trên dốc.

Cây lâm nghiệp

Với cây lâm nghiệp, 2 năm đầu mỗi cây bón 1-1,5 kg phân vi sinh hữu cơ, rạch rãnh quanh gốc theo hình chiếu táng cây bón phân và lấp đất.

Cây cà phê:

Đối với cây cà phê, bà con tiến hành bón phân cây cà phê từ 3-4 đợt/ năm kết hợp làm cỏ. Lượng phân bón cà phê thay đổi theo giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như kinh doanh. Khi bón phân cho cây cà phê chúng ta dùng cuốc hoặc cào, làm sạch cỏ dại xung quanh bồn cây, đào rãnh xung quanh cây theo đường tán cây, rãnh sâu 10-15cm và nông hộ rắc đều phân vi sinh quanh rãnh cây và cuối cùng lấp đất lại.

  • Tỉa cành tạo táng cho cây
  1. Cây ăn quả:

Giai đoạn kiến thiết:

Đối với cây nhãn, vải giai đoạn kiến thiết cơ bản tỉa cành tạo táng tạo bộ khung vững chắc cho cây, tạo bộ táng phá triển theo chiều ngang và có độ cao phù hợp. Cây nhãn sau khi trồng 1 năm đạt độ cao 60-70cm, chúng ta tiến hành bấm ngọn thúc đẩy các cành cấp 1 phát triển.

Khi các cành cấp 1 phát triển chúng ta chọn các cành khỏe mạnh nhất, hướng về các phía giữ lại bộ táng, và cắt bỏ toàn bộ các cành còn lại. Khi cắt tỉa chúng ta dùng bộ dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng để vết cắt chúng ta phẳng, vế cắt nhanh liền, vị trí cắt cành tiếp giáp với thân 0.5cm, đây là vị trí lưỡi sẹo nhanh liền nhất, tránh các vết sẹo cắt sát hoặc xa thân quá dễ bị thối ảnh hưởng sức sống của cây. Khi  các cành cấp 1 phát triển từ 50-65cm, chúng ta tiến hành bấm ngọn, thúc đẩy các cành cấp 2 phát triển.

Khi các cành cấp 2 phát triển trên hệ cành cấp 1 chúng ta chọn 2-3 cành khỏe mạnh hướng về các phía để nuôi dưỡng các cành cấp 2 và tiến hành cắt toàn bộ các cành còn lại. Khi các cành cấp 2 phát triển 50-65cm, tiến hành bấm ngọn nuôi dưỡng các cành cấp 3.

Khi các cành cấp 3 phát triển chúng ta chọn lưa 2-3 cành khỏe, giữ làm bộ khung cành cấp 3 đồng thời cắt tỉa toàn bộ các cành còn lại. Khi các cành cấp 3 phát triển 50-65cm chúng ta tiếp tục bấm ngọn.

Đối với dòng cây ăn trái chúng ta định hình nuôi dưỡng khung táng thấp, chúng ta định hình cành cấp 1,2,3 và các cành cấp 4 chúng ta để tự do phát triển tuy nhiên chúng ta nên tỉa bỏ các cành cấp 4 khi chúng phát triển mật độ dày.

Đối với các cây chúng ta nuôi dưỡng bộ táng cao, chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng khung cành cấp 4 với kỹ thuật tương tự bộ khung cành cấp 1-2-3.

Giai đoạn kinh doanh:

Đối với cây ăn trái vải, nhãn thì định kì cắt tỉa hàng năm 3-4 lần, và cắt bỏ các chồi vượt, cành sâu bệnh, các cành đang xen lẫn nhau trong táng. Bấm bỏ các cuống hoa còn xót lại, và mỗi lần cắt tỉa không quá 25% số cành vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây.

  1. Cây lâm nghiệp:

Đối với kỹ thuật cắt tỉa cây lâm nghiệp, từ năm thứ 3 trở đi nông hộ tiến hành lựa chọn và giữ lại thân khỏe nhất, thẳng nhất, và chúng ta tiến hành cắt tỉa cành vị trí ½ thân trở xuống và để lại các cành phía bên trên.

Nông hộ thường xuyên cắt tỉa chồi vượt và các cành mọc bên dưới của cây.

Một năm tiến hành phát cỏ dọn gốc xung quanh cây từ 1-2 lần, và sau khi phát dọn cỏ dại nông hộ sử dụng cỏ dại xung quanh gốc giữ ẩm và nhớ ko tủ cỏ dại quá sát vào gốc cây.

  1. Cây cà phê

Đối với cây cà phê chè, giai đoạn kiến thiết cơ bản bà con nên giữ lại 1-2 thân chính khỏe mạnh. Chúng ta tiến hành cắt bỏ chồi vượt, chồi yếu và giữ lại 2 thân khỏe mạnh nhất, cắt bỏ tất cả các cành bị sâu bệnh, cành quá dày trong táng để đảm bảo bộ táng luôn được thông thoáng, xóa bỏ nơi trú ngụ sâu bệnh hại cho cây càg phê của chúng ta.

Khi cây cà phê đạt độ cao từ 1-1,2m chúng ta tiến hành bấm ngọn đầu tiên và sau đó cây cà phê lên độ cao 1.2-1.6m, chúng ta tiến hành bấm ngọn lần 2 và giữ độ cao cây cà phê nằm 1,6m là chuẩn.

Trong suốt quá trình phá triển cây cà phê, chúng ta tiến hành cất tỉa các cành cà phê rủ sát phía dưới mặt đất. Điều này giúp chúng ta dễ dàng chăm sóc làm cỏ bón phân, đồng thời ngăn chặn số tác nhân sâu bệnh từ đất lây lan lên cây cà phê.

Đối với các cành cà phê chúng ta sẽ giữ lại các cành cấp 2 từ các cành cấp 1 khoản cách từ 20-25 và tiến hành cắt bỏ hết các cành sát thân.  Việc cắt bỏ các cành sát thân sẽ giúp không gian cây cà phê thông thoáng, dễ dàng chúng ta thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, loại bỏ môi trường thích hợp cho môi trường sâu bệnh phát triển.

Đối với cây cà phê các cành bị sâu bệnh, năng suất thấp yếu chúng ta tiến hành nuôi bù 1-2 thân ở các vị trí các cành bị chết, để bù phần táng bị lệch của cây.   

Đối với cây cà phê quá già, hoặc năng suất quá nhiều vượt kiểm soát trong giai đoạn sau cây bị yếu, bà con nên đón trẻ hóa từ 20-25cm cách từ gốc trở lên và nuôi bù các thân mới phát triển từ gốc trở lên thay cho cây củ.

  • Phòng trừ sâu bệnh các loại cây trồng theo mô hình nông lâm kết hợp.
  1. Cây ăn quả:

Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây ăn quả như nhãn vải như: sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh chổi rồng, thán thư hại lá…biện pháp phòng trừ nông hộ nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, cắt tỉa cây định kì và đúng kỹ thuật. Kết hợp với cắt dọn cỏ thường xuyên, chỉ thực hiện việc phun trừ sâu bệnh khi số lượng sâu bệnh quá giới hạn cho phép.

  1. Cây cà phê.

Một số bệnh sâu hại trên cây cà phê như sâu đục thân tiện vỏ, sâu đục cành, rệp màu đen trên cây cà phê, rệp sáp…để việc loại trừ sâu bệnh bà con nên áp dụng phương pháp tổng hợp. Phát dọn cỏ dại quanh gốc, bón phân đúng thời điểm.

Tỉa cành tạo táng đúng kỹ thuật, đảm bảo bộ táng thông thoáng giảm mật độ cư trú sâu bệnh và nấm.             

 

 

  

 Trong quá trình thực hiện thiết lập mô hình, ngoài kiến thức chuyên môn được hỗ trợ bà con cần theo dõi tình hình thời tiết và vấn đề sinh trưởng của cây trồng.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Ngọc Trâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *