Hai mặt tác động đến môi trường từ canh tác cà phê

Khi tính bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chuỗi các ngành nghề, trong đó có cà phê. Thực sự trong rất nhiều báo cáo vài năm gần đây, ngành cà phê luôn đề cao giá trị bền vững trong chuỗi của mình, tuy nhiên sự bền vững toàn ngành nó không chỉ còn phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực mà phải toàn cầu. Sự tác động bền vững nó mang lại giá trị tối ưu cho ngành cà phê, nhưng nếu không thực hiện được chuỗi bền vững thì cũng là tác động tiêu cực một cách cực đoan. Cùng Pun Coffee nhìn lại giá trị 2 mặt của việc canh tác cà phê đối với môi trường

Việc đa dạng sinh học trong canh tác cà phê, tính tích cực không chỉ là sản phẩm mà còn môi trường tự nhiên và con người.

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:

Nước và đất không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và còn cần thiết đối với đời sống con người. Nhưng hiện nay ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng tồi tệ của hai nguồn tài nguyên này. Lượng nước sạch càng ngày càng khan hiếm do bay hơi, ô nhiễm, nhiễm mặn. Chất lượng đất tại nhiều vùng bị tồn dư hóa chất độc hại ảnh hưởng đến năng suất và sức khoẻ của con người. Phương thức nông lâm kết hợp với tán che “xanh” tự nhiên giúp tăng độ ẩm cho đất. Tốc độ bay hơi của đất có thể giảm có thể giảm từ 41% nếu độ che phủ đạt 60% – 80%. Nhu cầu thoát hơi nước của là sẽ giảm tới 32% khi độ che phủ đạt 30%. Chính vì thế nên vùng trồng luôn thoáng, cà phê dễ hấp thụ nguồn nước ngầm giúp tiết kiệm lượng nước tưới tiêu đáng kể. 

Bên cạnh đó, mật độ tán cây che bóng cao còn có thể ngăn ngừa ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất. Đất được bảo vệ khỏi sự ức chế của tía tím ảnh hưởng đến sự phát triển của mùn giúp thúc đẩy chu trình phân huỷ của enzim và vi sinh vật tạo nên các khoáng chất, đạm hữu cơ tự nhiên. Việc xen canh đa dạng cây cỏ tại hệ thống rễ cây đâm sâu chằng chịt dưới lòng đất vừa ngăn chặn sự xói mòn, mất đất do dòng chảy khi mưa lớn. Điều này cũng giúp đưa các chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu lên trên, tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. 

Ngoài ra, các cách canh tác hướng đến bền vững đều hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá học. Trang trại nông lâm kết hợp, hữu cơ hướng đến các biện pháp kỹ thuật để đất tự cân bằng theo vòng tuần hoàn tự nhiên. Họ tận dụng các rác thải nông nghiệp như rơm, rạ, bã cà phê, phát thải trong chăn nuôi để tạo nên các chế phẩm sinh học giúp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và đất.

Thúc đẩy đa dạng sinh học

Trong các nghiên cứu về hệ thống cà phê nông lâm kết hợp đều cho thấy mức độ đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của nó. Vùng trồng được bao phủ, xem lẫn bởi tầng tầng lớp lớp các loại động thực vật khác nhau tạo nên môi trường sống lý tưởng cho cà phê và vô số loài khác. Nhiều mối liên hệ cộng sinh của côn trùng với cây cối, hoa màu đem lại sự tăng trưởng về chất lượng lẫn sự phong phú về giống loài. Hầu hết các trang trại nông lâm kết hợp đều sở hữu số loài phong phú cao hơn 46% so với các hệ thống trồng độc canh. Mức độ đa dạng với nhiều loại hút mật, loài ăn hạt, loài ăn quả và loài ăn côn trùng cho phép cùng trồng tận hưởng các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu như phân tán hạt giống, thụ phấn, kiểm soát dịch hại tự nhiên và giảm thiểu dịch bệnh. Điều này khiến vùng trồng không chỉ giúp cây cà phê nhận được sự bảo vệ tự nhiên và toàn diện mà còn giúp tôn tạo, phát triển toàn bộ hệ sinh thái.  Ví dụ, sự phong phú của ong và bướm giúp cây cà phê sinh sôi nảy nở, trong khi chim và thằn lằn ăn những loài gây hại không mong muốn . Một số loại nấm, ốc sên và ve sống trong rừng thậm chí có thể ăn bào tử gỉ sắt cà phê. Hơn nữa, theo thời gian và sự hỗ trợ thụ phấn, các loài cây lai tạo nhau tạo nên các giống mới tốt hơn, có giá trị kinh tế cao hơn chẳng hạn như các giống cà phê đột biến tự nhiên trong rừng Ethiopia, Kenya,… tạo nên sự cân bằng và thúc đẩy bền vững cho toàn ngành.

Giảm phát thải khí nhà kính

Năm 2014, một nghiên cứu tại tạp chí khoa học được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford đã phát hiện ra rằng vùng trồng cà phê nông lâm kết hợp có thể giảm phát lượng carbon (trên mặt đất và trong đất) tương tự như một khu rừng. Thậm chí, các trang trại cà phê đa canh truyền thống có khả năng hạn chế lượng carbon thải ra môi trường nhiều hơn tất cả các phương thức khác. Nghiên cứu cho thấy nếu 10% trang trại cà phê độc canh được chuyển đổi sang “che bóng ít”, thì sẽ có tới 1,6 tỷ tấn carbon được hấp thụ và không bị phát tán ra ngoài khí quyển. Điều này chứng minh được các trang trại cà phê bền vững hoàn toàn có thể trở thành nơi thanh lọc carbon, giảm phát khí thải nhà kính cho trái đất. Ngoài ra, việc trồng rừng trong các đồn điền cà phê còn giúp khí hậu tại các khu vực trở nên mát hơn lên đến 9 độ F, giảm hiện tượng đất mất nước và trở nên nóng và khô hơn.

Canh tác cà phê độc canh, tính tiêu cực tác động chính cuộc sống con người trước khi đến môi trường tự nhiên

Cà phê cũng có thế ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu như canh tác theo phương pháp độc canh. Bởi khác với nông lâm kết hợp, cà phê độc canh không theo đuổi sự đa dạng các giống cây trồng. Phương pháp canh tác này chỉ tập trung duy nhất vào cây cà phê. Nó đòi hỏi những mảnh đất lớn và lấp đầy bằng những hàng cây cà phê và sử dụng các biện pháp từ hoá chất như phân bón, thuốc BVTV nhằm mục tiêu tối đa hoá sản lượng và năng xuất. Nhiều hệ thống độc canh vì mải chạy theo sản lượng đã đánh đổi tính bền vững, gây nên những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Một đồn điền cà phê độc canh cần tiêu tốn rất nhiều nước. Bởi cà phê không có tán che bảo vệ và phải đối diện trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vùng trồng không có các tầng lá cản nắng hay giữ độ ẩm làm nước bay hơi nhanh, đất khô, cây mất mất nước nhanh chóng nên cần bổ sung rất nhiều nước. Nhiệt độ cao cũng khiến lá cây khô nhanh, ức chế các quá trình phân huỷ khiến đất trở nên cằn cỗi. Điều này còn dẫn đến giảm khả năng giữ ẩm cho rễ khiến cây “khát nước” và đòi hỏi cần bổ sung nhiều chất vô cơ hơn. Mặt khác khi sử dụng các chất hóa học trong thời gian dài, các chất sẽ tích tụ trong lòng đất dẫn đến quá trình rửa trôi Nitơ, tạo nên các chất gây hại cho đất. Các chất độc hại này có thể kết hợp với trầm tích do xói mòn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Chẳng hạn như trong nghiên cứu gần đây, riêng việc sử dụng thuốc trừ sâu có khả năng gây ra 44,7% ô nhiễm nước và 23,7% ô nhiễm nguồn nước ngầm trên các đồn điền cà phê

Hơn nữa, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thiếu chu trình dinh dưỡng, đất không chỉ thiếu ẩm mà còn có thể thay đổi thành phần vật lý, hóa học và sinh học. Vùng trồng chỉ tồn tại một loài duy nhất là cà phê nên gây áp lực lên đất. Nó bị hấp thụ các nguyên tố như oxy và carbon, các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng nhưng lại không hề có cơ hội thử dốc hay bổ sung. Thêm vào đó, các dư lượng chất hoá học liên tục dung nạp vào qua các giai đoạn bón phân, diệt trừ sâu bệnh,… dẫn đến giảm độ pH của đất, EC, chất hữu cơ cũng như hoạt động của vi sinh vật và nấm. Trong thời gian dài, các hóa chất đầu vào này có thể dẫn đến tình trạng suy thoái, đồng thời tạo ra sự phụ thuộc vào hóa chất, xói mòn, cạn kiệt đất và tích tụ hóa chất.

Mất cân bằng đa dạng sinh học

Đa số các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đa dạng sinh học sẽ suy giảm khi mất dần độ che phủ bóng râm. Đặc biệt các khu vực trồng cà phê có thể mất đi sự đa dạng sinh học nếu lạm dụng các kỹ thuật canh tác độc canh. Nguyên nhân chính là do phương thức canh tác đặt năngj hiệu suất và lợi ích trong ngắn hạn mà bỏ quên giá trị bền vững dài hạn. Để có được một đồn điền độc canh cần loại bỏ các hecta rừng rộng lớn. Việc này đồng nghĩa với phá bỏ môi trường sống của chim, thực vật, nấm, động vật lưỡng cư, giun, côn trùng và động vật hoang dã sống nhờ rừng. Các quần thể thụ phấn bị suy giảm sẽ kéo dài tình trạng mất đa dạng sinh học, do quá trình thụ phấn chéo bị ảnh hưởng tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.

Tình trạng nóng lên toàn cầu gia tăng

Rừng là lá phổi xanh của trái đất tạo nên màng chắn tia cực tím từ mặt trời, thanh lọc bầu khí quyển, tạo nên môi trường sống cho vô vàn sinh vật trong đó có con người. Tuy nhiên, cà phê độc canh lại đang tàn phá rừng. Trong một bài báo Đại học Bang Ohio cho biết, một tách cà phê được tiêu thụ  gần như chắc chắn rằng đó là một inch rừng nhiệt đới đã bị phá hủy. Ngoài ra, theo thông tin của Coffee Barometer, cà phê dự kiến ​​sẽ làm mất 10-20 triệu ha rừng vào năm 2050, giải phóng 1,65-3,3 tỷ tấn carbon. Không có tán rừng hấp thụ carbon sẽ khiến không khí xung quanh trở nên khô hơn và nóng hơn. Nhiệt độ trung bình hàng tháng cao hơn khoảng 6°C ở những khu vực trồng cà phê ngập nắng so với ở những khu rừng nông nghiệp và rừng nguyên sinh. 

Có thế thấy tùy thuộc vào cách canh tác, cà phê có thể tạo nên những lợi ích hoặc gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các tài nguyên cùng diện tích rừng hiện có mỗi ngày càng khan hiếm, vì thế cần hướng đến các phương thức giảm thiểu tác động môi trường hơn để đảm bảo phát triển lâu dài.

Nguồn bài viết: Tổng hợp internet 

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Ngọc Trâm

Pun Coffee – cà phê đặc sản Việt Nam từ Khe Sanh Quảng Trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *